Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng

Ghi nhận 315 trường hợp mắc bệnh sởi

Theo ông Hạnh, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận gần 30.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trên 37.000 trường hợp sốt xuất huyết, đặc biệt số mắc sởi tăng cao so với cùng kỳ của năm 2017 với gần 800 trường hợp mắc và đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 315 trường hợp mắc sởi. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng ông Hạnh cũng cho biết, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, bệnh nhân phân bố rải rác tại 183 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.

Các trường hợp bệnh tản phát, không tập trung thành ổ dịch và rải rác từ đầu năm. Các quận, huyện có số mắc cao là: Hoàng Mai (31), Nam Từ Liêm (27), Bắc Từ Liêm (24), Đống Đa (23), Hà Đông (22)...; Hầu hết các trường hợp mắc sởi đã khỏi, hiện chỉ còn 28 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng - Ảnh 1.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 315 trường hợp mắc sởi.

PGĐ Sở Y tế cho biết thêm, mặc dù số ca mắc bệnh tăng so với cùng kỳ của năm 2017 nhưng hiện tại các ca bệnh đều phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, chưa xuất hiện ổ dịch và chưa có ca bệnh tử vong; đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc-xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định; dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời.

Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia dự báo dịch sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 vì các lý do sau: dịch sởi tại Hà Nội nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi trên Thế giới và tại Việt Nam; tình hình dịch đang có xu hướng gia tăng mặc dù thời tiết mùa hè; năm 2018-2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014); mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh sởi.

"Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo quy định (do trẻ hay bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin. Vì vậy hàng năm sẽ tích lũy một lượng lớn trẻ em không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời theo quy định, vắc-xin sởi tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên do vậy những trẻ dưới 9 tháng là các đối tượng có nguy cơ bị mắc dịch bệnh này.

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng - Ảnh 2.

Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo quy định (do trẻ hay bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin.

Hà Nội có nhiều bệnh viện của Trung ương, bộ ngành đóng trên địa bàn. Đây là các bệnh viện tuyến cuối trong công tác khám chữa bệnh nên thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi của các tỉnh/thành khác (như bệnh viện Nhi Trung ương), do đó làm gia tăng nguy lây lan dịch bệnh vào Thành phố", ông Hạnh nói.

Bên cạnh đó PGĐ Sở Y tế cũng chỉ ra nguyên nhân hàng năm, số trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động các tỉnh, thành phố đến Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo thành khối cảm thụ đủ lớn không có miễn dịch với bệnh sởi sẽ thuận lợi cho virus sởi lây lan và gây dịch.

Trước nguy cơ dịch sởi gia tăng, PGĐ Sở cho biết, từ cuối năm 2017 Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức rà soát và tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ từ đủ 9 tháng đến dưới 5 tuổi, kết quả tiêm sởi mũi 1 đạt 98,6%, tiêm sởi mũi 2 đạt 97,4% góp phần khống chế sự bùng phát và lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng. 

Để tăng cường khả năng tiếp cận với các loại vắc-xin phòng bệnh, ngành Y tế đã chỉ đạo từ tháng 1/2018 các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo tuần tại 584 xã, phường, thị trấn. "Cho tới nay việc này đã đi vào thường xuyên và được triển khai thực hiện tốt tại tất cả các Trạm Y tế xã phường thị trấn", ông Hạnh bày tỏ.

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng - Ảnh 3.

Ông Hoàng Đức Hạnh Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại hội nghị giao ban báo chí tổ chức vào chiều 14/8.

Sốt xuất huyết có xu hướng giảm

Đối với bệnh sốt xuất huyết theo PGĐ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố có 384 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 144 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 98%, cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 17.619 trường hợp mắc sốt xuất huyết).

Ông Hạnh nhận định, dù bệnh sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ của năm 2017 (giảm 98%) và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội. Trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc (riêng năm 2017, thành phố ghi nhận trên 37.000 trường hợp). 

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng mắc bệnh sởi lại tăng - Ảnh 4.

Đối với bệnh sốt xuất huyết theo PGĐ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố có 384 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 144 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong.

Đồng thời hiện nay các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ... là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, theo nhận định dịch bệnh này có thể gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2018.

Cha mẹ chuẩn bị tinh thần "mất con gái" vì căn bệnh hiếm gặp lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Ngày 14/8, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa phát hiện và điều trị thành công trường hợp một bé gái mới hơn 2 tháng tuổi bị rò khí quản vào đường mật hiếm gặp. Y văn thế giới chỉ mới ghi nhận được khoảng dưới 40 trường hợp mắc bệnh hiếm gặp này.

Chuẩn bị tinh thần mất con gái 2 tháng tuổi vì căn bệnh lần đầu tiên phát hiện tại VN, nhưng rồi cha mẹ vỡ òa vì hạnh phúc - Ảnh 1.

Bệnh nhi mang căn bệnh vô cùng hiếm gặp.

Bệnh nhi hơn 2 tháng tuổi, quê tại Gia Lai. Sau sinh bé bị vàng da, viêm phổi, nằm điều trị hơn 2 tuần tại một BV địa phương. Thấy bé vẫn ho nhiều, có lúc sặc tím, gia đình lo lắng nên đưa bé đến BV Nhi Đồng 2.

Chuẩn bị tinh thần mất con gái 2 tháng tuổi vì căn bệnh lần đầu tiên phát hiện tại VN, nhưng rồi cha mẹ vỡ òa vì hạnh phúc - Ảnh 2.

Ảnh chụp phim cho thấy bệnh nhi bị rò khí quản vào đường mật.

Tại Khoa Sơ sinh của BV bé còn ho và viêm phổi, có 1 lần ói dịch vàng. Chụp thực quản - dạ dày cản quang không thấy bất thường nhưng bệnh vẫn không hết hẳn.

Chuyển sang Khoa Hô hấp 2, bé vẫn không dứt ho và có lúc ho thành cơn nặng tiếng. Xét nghiệm IgE (xét nghiệm đặc hiệu để sàng lọc dị ứng) đặc hiệu cho thấy bé dị ứng với đạm sữa bò. Trong gia đình có cơ địa dị ứng nên bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị "Viêm phổi hít, nghi do trào ngược dạ dày - thực quản, trên trẻ dị ứng đạm sữa bò".

Chuẩn bị tinh thần mất con gái 2 tháng tuổi vì căn bệnh lần đầu tiên phát hiện tại VN, nhưng rồi cha mẹ vỡ òa vì hạnh phúc - Ảnh 3.

Khoa Hô hấp 2, BV Nhi đồng 2.

Diễn tiến sau đó, bé vào đợt viêm phổi nhiễm trùng bội nhiễm, suy hô hấp tăng, dẫn đến ho ngày càng nhiều, từng cơn nặng nề, bà và mẹ thường xuyên phải bế trên tay. Thỉnh thoảng bé ói ra nhớt trong có lẫn ít dịch vàng.

Nghi ngờ bệnh nhi bị dị dạng thông nối đường hô hấp và đường tiêu hóa, BS Trần Quỳnh Hương, Trưởng khoa Hô hấp 2 cho chụp CT - scan ngực và BS Mai Tấn Liên Bang, Phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã phát hiện đường rò đường mật – khí quản trên phim CT.

Chuẩn bị tinh thần mất con gái 2 tháng tuổi vì căn bệnh lần đầu tiên phát hiện tại VN, nhưng rồi cha mẹ vỡ òa vì hạnh phúc - Ảnh 4.

Các BS trấn an tinh thần của người mẹ trước ca mổ sinh tử.

Ngay sau đó, bé được nội soi phế quản và thấy lỗ rò từ carina (nơi khí quản chia đôi vào phế quản trái và phải). Các bác sĩ bơm thuốc cản quang vào lỗ rò và chụp X-quang thì thấy thuốc theo đường rò đi từ khí quản vào đường mật, túi mật và tá tràng.

Hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ quyết định phẫu thuật bán khẩn cho bé.

Ê kíp phẫu thuật đã cắt, khâu đầu trên và khâu, cột đầu dưới đường rò. Ca phẫu thuật diễn ra khá khẩn trương và tỉ mỉ để tránh làm tổn thương hệ thống mạch máu, thần kinh của bé.

Kíp mổ cũng hết sức cẩn thận trong quá trình gây mê vì khi phẫu thuật, bé mới hơn 2 tháng tuổi và đang bị viêm phổi. Khi làm xẹp 1 bên phổi để mở rộng phẫu trường cần phải thao tác phải nhanh và chính xác để tránh tình trạng thiếu oxy não cho bệnh nhi.

Mẹ bệnh nhi kể lại hành trình chữa bệnh cho con.

Hậu phẫu, bé được theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực để tránh nguy cơ bung chỗ cột đường rò, tái phát suy hô hấp. Sau đó bệnh nhi được chuyển lại Khoa Hô hấp 2 để tiếp tục điều trị, chăm sóc hồi phục sức khỏe. Hiện tại sau gần 3 tuần mổ, bé đã hoàn toàn ổn định và được xuất viện.

Trước khi chia tay mẹ bệnh nhi xúc động cho hay, sau hơn 3 tháng chăm con trong bệnh viện, chị và gia đình không ngờ bé hồi phục nhanh và được xuất viện sớm như vậy.

"Khi nghe BS báo con mắc bệnh hiếm, cộng với việc thấy sức khỏe con khá yếu, gia đình đã chuẩn bị tinh thần có thể bị "mất con". Nhưng sau mổ, em bất ngờ và hạnh phúc khi con đã có thể nằm chơi, tỉnh táo linh hoạt, khác hẳn hình ảnh quấy khóc, mệt mỏi, suy kiệt của những ngày trước" - người mẹ xúc động nói.

Theo các BS, đây là trường hợp rò đường mật - khí quản đầu tiên mà BV Nhi Đồng 2 phát hiện và điều trị và cũng là ca đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Dù vậy, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công nhờ các BS đã thường xuyên cập nhật các tiến bộ mới trong Y khoa, cũng như kíp điều trị có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật vùng khí - thực quản.

"Trường hợp rò khí quản vào đường mật rất hiếm gặp. Đây là bệnh lý hình thành từ lúc bào thai, chưa tìm được nguyên nhân. Đến nay có chưa đến 40 trường hợp được báo cáo riêng lẻ, chẩn đoán khó khăn, nhất là ở trẻ sơ sinh – nhũ nhi vì lỗ khí quản nhỏ.

Chuẩn bị tinh thần mất con gái 2 tháng tuổi vì căn bệnh lần đầu tiên phát hiện tại VN, nhưng rồi cha mẹ vỡ òa vì hạnh phúc - Ảnh 6.

Bệnh nhi khỏe mạnh sau ca phẫu thuật.

Nếu phẫu thuật kịp thời, sẽ cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu phát hiện trễ sẽ làm tình trạng viêm phổi nặng hơn, phẫu thuật gây mê khó khăn, khả năng tử vong cao, đặc biệt khi kèm theo các dị tật đường mật phối hợp" - Ths.BS Trần Thanh Trí, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp BV Nhi Đồng 2 cho biết,

Các BS lưu ý, khi trẻ nhỏ viêm phổi kéo dài kém đáp ứng điều trị, cần nghi ngờ những bất thường bẩm sinh đường thở. Gia đình nên đưa các bé đến cơ sở y tế để được tầm soát và điều trị.

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm Hình ảnh học và Nội soi hô hấp ở trẻ nhỏ tuổi, nhẹ cân tại Việt nam đã tiến bộ đáng kể, giúp phát hiện ngày càng sớm các dị tật này.

Tin vui giúp xử lý “hiện tượng kỳ lạ” thường gặp ở phụ nữ trung niên

40% phụ nữ trung niên bị són tiểu nhưng “giấu”

Són tiểu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt tần suất xảy ra lớn ở phụ nữ trung niên. Tại Việt Nam, có khoảng 40% phụ nữ trung niên són tiểu nhưng phần lớn không nói với ai cho tới khi tình trang diễn tiến nặng tới mức phải gặp bác sĩ. Đa phần phụ nữ trung niên dùng băng vệ sinh hàng ngày và băng vệ sinh kinh nguyệt để có thể sống “bình thường” cùng són tiểu mà không hiểu rằng việc này tăng cao nguy cơ gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.

Về nỗi khổ són tiểu, chị Thu Huyền, sinh năm 1971, ngụ tại Yên Thế, Hà Nội, là người thấm thía hơn cả. Suốt hơn 5 năm qua, chị Thu Huyền phải đóng băng vệ sinh để thấm nước tiểu.

“Tôi rất thích đi du lịch với chồng và quán xuyến cửa hàng cà phê của gia đình ở phố cổ. Từ khi có tình trạng són tiểu, tôi thường mang băng vệ sinh theo người để phòng “tai nạn ra quần” lúc vận động mạnh. Nhưng không phải khi nào cũng đỡ hết được, ví dụ lúc bị cảm cúm, hắt hơi liên tục thì tôi cũng phải chịu. Cảm giác lúc nào người mình cũng có mùi nên tôi cũng ít gần gũi chồng và tính hay cáu bẳn”.

Mãi tới khi con gái chị Huyền biết mẹ “chăm” dùng băng vệ sinh, đã khuyên mẹ đi bác sĩ. Về sau, chị Thu Huyền được bác sĩ ở Khoa phụ sản, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 khám lâm sàng và tư vấn. Chị được chỉ định sử dụng thuốc đặc hiệu để cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát và ngưng sử dụng băng vệ sinh để thấm tiểu nhằm tránh nhiễm khuẩn tiết niệu.

Tin vui giúp xử lý “hiện tượng kỳ lạ” thường gặp ở phụ nữ trung niên - Ảnh 1.

Chị Thúy Hà luôn cẩn trọng trong việc chăm sóc bản thân.

Nặng hơn tình trạng của chị Huyền, chị Thu Hà, sinh năm 1957, ở Vạn Phúc, Hà Nội dù có thói quen đạp xe thể dục buổi sáng và chăm sóc cháu nội 3 tuổi nhưng cũng đã có thời gian luôn phải…tranh thủ mua băng vệ sinh cho mình khi đi mua bỉm tã cho cháu.

Cũng có chứng són tiểu trong liên tục các năm qua, chị Thu Hà thường dùng băng vệ sinh kinh nguyệt để thấm tiểu nhưng thường bị hầm bí, nặng mùi. Chị Hà cũng đã cắt thuốc nam và uống thuốc điều trị nhiều nơi nhưng không có kết quả khả quan. Vì mắc hiện tượng này nên chị Hà cũng không dám uống nhiều nước và rất ngại phải đi chơi cuối tuần với các con.

Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định tiến hành đo niệu động lực học cho chị Thu Hà để xác định mức độ són tiểu. Các bác sĩ nhận thấy trường hợp của chị Hà có thể chữa trị bằng cách tập vật lý trị liệu vùng tầng sinh môn, uống thuốc và dùng băng thấm tiểu để hỗ trợ kiểm soát són tiểu trong quá trình luyện tập.

“Phụ nữ 5X như tôi vẫn có nhu cầu vui chơi, gặp gỡ mọi người, chăm sóc con cháu và nhất là chăm sóc bản thân mình. Mình có vui có khỏe thì mình mới sống được như mình muốn. Cũng may được người nhà khuyên đi bác sĩ, tôi mới thấy an tâm và thoải mái với vấn đề nhạy cảm này”, chị Hà nói.

Tin vui cho phụ nữ trung niên để són tiểu chỉ là chuyện nhỏ

Để xử lý són tiểu nhanh và hiệu quả, người bị són tiểu nên chủ động đi bác sĩ để trao đổi về triệu chứng bệnh.

Về điều trị, ngoài khám lâm sàng và siêu âm, người được thăm khám cần được chẩn đoán chính xác bằng cách đi niệu động lực học. Đây là bước quan trọng để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới, bao gồm áp lực bàng quang, cổ bàng quang và áp lực cơ vòng niệu đạo, cũng như khả năng và mức độ kiểm soát nước tiểu.

Chứng són tiểu có thể trị hiệu quả bằng cách dùng thuốc, dùng các phương pháp hành vi như thay đổi chế độ ăn, tập luyện cơ chậu và bàng quang, can thiệp không xâm lấn (kích điện sinh học, xung từ). Chỉ khi sử dụng các biện pháp này không cải thiện, chị em có thể xem xét phương pháp phẫu thuật TOT (Trans Obturator Tape). Hiện tại, ở miền Bắc có 3 bệnh viện đang áp dụng kỹ thuật TOT là: Việt Pháp, 108 và Việt Đức.

Về kiểm soát, theo các chuyên gia, người có hiện tượng són tiểu ở các mức độ khác nhau cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân chuyên dụng, phù hợp.

Các biện pháp xử lý và kiểm soát nhất thời như thấm tiểu bằng khăn giấy, băng vệ sinh hàng ngày, băng vệ sinh kinh nguyệt mang đến nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu, viêm loét da. Băng thấm tiểu được khuyến nghị dùng cho các trường hợp chị em có hiện tượng són tiểu bởi đây là sản phẩm vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng són tiểu trong thời gian luyện tập và điều trị để cải thiện tình hình.

Hiện nay, băng thấm tiểu Caryn Ufree đã có mặt tại Việt Nam, cung cấp cho chị em phụ nữ giải pháp mới ưu việt hơn cho vấn đề són tiểu. Băng thấm tiểu Caryn Ufree nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản là sản phẩm được thiết kế chuyên dụng cho việc thấm nước tiểu, đảm bảo bề mặt khô ráo, xóa tan nỗi lo ẩm ướt và mùi khó chịu, để phụ nữ thoải mái tận hưởng cuộc sống.

Băng thấm tiểu Caryn Ufree hiện có bán tại hệ thống các siêu thị AEON, Lotte, Coopmart tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà thuốc và cửa hàng tạp hóa khác.

Là giải pháp giúp phụ nữ đối phó với són tiểu đầu tiên tại Việt Nam, Băng thấm tiểu Nhật Bản Caryn Ufree được thiết kế chuyên dụng cho việc thấm nước tiểu với những tính năng ưu việt:

- Lõi thấm siêu tốc 1s giúp thấm hút nước tiểu nhanh hơn gấp 3 lần so với băng vệ sinh hàng ngày thông thường, giữ bề mặt khô ráo và êm thoáng.

- Hạt khóa mùi 24H ngăn mùi hiệu quả suốt cả ngày dài.

Bạn có thể biết thêm thông tin về sản phẩm và dùng thử sản phẩm tại đây: http://bit.ly/ufreefanpage .

 

 

 

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ!

Tỏi giúp giảm cân nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguyên lý

Theo Boldsky, tỏi được sử dụng như một loại gia vị với hương thơm đặc trưng riêng trong chế biến món ăn nhưng đồng thời cũng là một loại dược liệu. Loại gia vị này siêu giàu chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường miễn dịch, giảm viêm, phòng chống lão hóa sớm, thư giãn các mạch máu và bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. 

Điều này làm giảm nguy cơ bệnh tim và viêm xương khớp. Nhưng, bạn có biết rằng tỏi có thể giúp bạn giảm cân?

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ! - Ảnh 1.

Tỏi được sử dụng như một loại gia vị với hương thơm đặc trưng riêng trong chế biến món ăn nhưng đồng thời cũng là một loại dược liệu.

Tỏi là một nguồn tuyệt vời của vitamin B6, vitamin C, mangan và selen. Nó cũng là một nguồn tốt của các khoáng chất khác như phốt pho, kali, canxi, sắt và đồng. Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy tỏi có liên quan đến giảm cân, vì một hợp chất được gọi là allicin.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng trong năm 2011, đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỏi và việc đốt cháy chất béo. Chiết xuất từ tỏi lâu năm giúp hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với tập thể dục. Một nghiên cứu được công bố trong Nghiên cứu và Thực hành Dinh dưỡng Mỹ cho thấy chiết xuất tỏi kết hợp với tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ! - Ảnh 2.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng trong năm 2011, đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỏi và việc đốt cháy chất béo.

Nghiền tỏi tươi và cho vào món ăn cũng giúp giảm cân. Nghiền tỏi và sau đó giữ nó ở nhiệt độ phòng trong 10 phút trước khi nấu giúp giữ lại 70% các hợp chất tự nhiên có lợi so với việc nấu ăn ngay lập tức. Nguyên nhân là việc nghiền tỏi sẽ giúp các hợp chất phát huy đầy đủ lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn tỏi quay chín trong lò vi sóng vì có thể làm mất hết đặc tính chữa bệnh.

Làm thế nào để kết hợp tỏi trong chế độ ăn uống, giúp hành trình giảm cân của bạn thêm hiệu quả? Bạn có thể thêm tỏi băm nhỏ vào nấu với thịt nạc hoặc xào với bất kỳ loại rau nào. Bạn cũng có thể nấu cơm với tỏi. Bữa tối có thể xào nấm với tỏi băm nhỏ và thật nhiều rau xanh.

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ! - Ảnh 3.

Nghiền tỏi tươi trước khi nấu cũng giúp giảm cân.

Chuyên gia khuyên người ăn tỏi để giảm cân nên cẩn trọng

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Thành viên Hội Đông y Việt Nam), tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.

Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Nên dùng 5 - 15g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh", ông Trung nói.

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ! - Ảnh 4.

Tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời.

"Tuy nhiên, hiệu quả giảm cân thì chưa có bằng chứng khoa học trên thực nghiệm nào ghi nhận mặc dù đúng là xét về thành phần thì tỏi có khả năng tăng cường trao đổi chất, rất tốt cho hệ tiêu hóa", lương y Vũ Quốc Trung cho biết.

Mặc dù vậy, cách tốt nhất là ăn tỏi kết hợp mật ong khi đói vì 2 thành phần này khi kết hợp hoàn toàn vô hại và "ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe". Lương y cũng nhắc, bạn nên đập dập tỏi trước khi cho vào mật ong sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.

Ăn tỏi có thực sự giúp bạn giảm cân? Dưới đây là những điều bạn cần phải nắm rõ! - Ảnh 5.

Chuyên gia khuyên mọi người nên ăn tỏi để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Chuyên gia khuyến cáo: Có một số trường hợp không nên dùng tỏi. Đó là: Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi và mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.

Ngoài ra, vị lương y này cũng cho biết thêm, không chỉ hỗn hợp mật ong với tỏi mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất để đẹp da lại tràn đầy năng lượng?

Khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn trái cây? Nên ăn vào ban ngày hay ban đêm mới tốt cho sức khỏe?

Đây có lẽ là những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong tâm trí bạn, nhất là bạn đang nghĩ đến việc giảm cân, hoặc muốn cải thiện làn da xỉn màu, hoặc đang bị tăng huyết áp… 

Không xét về việc ăn lúc nào mới tốt cho sức khỏe, chúng ta đều nhận định rằng trái cây là "cường quốc của các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và flavonoid. Chúng giúp ngăn ngừa các tổn thương gốc tự do và cung cấp các khoáng chất như natri và kali cho cơ thể.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 1.

Không xét về việc ăn lúc nào mới tốt cho sức khỏe, chúng ta đều nhận định rằng trái cây là cường quốc của các chất dinh dưỡng.

Kết hợp các loại trái cây trong chế độ ăn uống của bạn có thể cải thiện tiêu hóa, làm đẹp da... vì hàm lượng chất xơ cao. Nhưng ăn chúng vào thời điểm sai có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ trái cây tại một thời điểm nhất định trong ngày có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cơ thể của bạn.

Vậy, khi nào là thời gian tốt nhất để ăn trái cây trong ngày? Theo Boldsky, các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đang khuyến nghị nên ăn tối đa trái cây suốt cả ngày. Nhưng ăn suốt cả ngày là như nào lại là khái niệm không phải ai cũng nắm rõ.

Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây

Ăn trái cây vào buổi sáng

Ăn trái cây vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng cùng nước lọc được coi là cực tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của bạn có thể dễ dàng hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ trái cây, cho phép cơ thể hấp thu nguồn dinh dưỡng tối đa.

Những loại trái cây nên ăn trước khi ăn sáng: Dứa, dưa hấu, chuối, nho, quả mọng, lê, xoài, đu đủ và táo.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 2.

Ăn trái cây vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng cùng nước lọc được coi là cực tốt cho sức khỏe.

Ăn trái cây giữa các bữa ăn

Ăn trái cây giữa các giữa các bữa ăn của bạn cũng được xem là một thói quen tốt bởi vì đó là thời điểm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhanh chóng và các enzym khác nhau được tiết ra để giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn. Các loại trái cây được ăn giữa các bữa ăn chính sẽ được tiêu hóa tốt hơn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể hiệu quả hơn với chất xơ và đường đơn dồi dào.

Ăn trái cây giữa các bữa ăn như một bữa ăn nhẹ cũng có thể dẫn đến giảm cân bởi vì nó có thể giúp chống lại những cơn đói, cơn thèm ăn của bạn. Nên ăn trái cây trước hoặc sau 30 phút giữa những bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những loại trái cây nên ăn giữa các bữa ăn: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, dưa hấu, dứa, lựu, táo và xoài.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 3.

Ăn trái cây giữa các bữa ăn của bạn cũng được xem là một thói quen tốt bởi vì đó là thời điểm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhanh chóng.

Trái cây nên ăn trước và sau khi tập luyện

Một trong những khoảng thời gian tốt nhất để ăn trái cây nữa đó là trước và sau khi tập luyện. Nếu bạn tiêu thụ trái cây trước khi tập luyện, nó sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một lượng năng lượng ngay lập tức để giúp bạn thực hiện bài tập vất vả. Điều tương tự cũng được áp dụng sau khi tập luyện, cơ thể bạn mất hết năng lượng và mệt mỏi sau khi luyện tập nặng.

Trong thời gian này, các loại trái cây có nhiều chất xơ tự nhiên là tốt nhất, như chuối, xoài, nho, cam quýt, trái cây, dứa, chikoo, lựu và lê. Những trái cây ăn trước và sau khi tập luyện sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những chất điện giải và năng lượng cần thiết.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 4.

Ăn trái cây trước khi ăn tối là tốt hơn so với ăn trước khi đi ngủ.

Thời điểm nên tránh ăn trái cây

Khoa học nhận định không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, hoặc ngay trước khi đi ngủ. Vì:

Ngay trước và sau bữa ăn

Nếu là người ngay lập tức ăn trái cây trước và sau bữa ăn, bạn nên dừng lại ngay bây giờ. Việc ngay lập tức ăn một bữa ăn trái cây sẽ không giúp cơ thể tiêu hóa đúng cách và do đó không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nên có một khoảng cách thời gian nhất định khi bạn ăn trái cây là 1 giờ trước bữa ăn và 2 giờ sau bữa ăn.

Trước khi đi ngủ

Ăn trái cây trước khi đi ngủ là thời điểm tồi tệ nhất vì làm tăng lượng đường trong máu và insulin trong cơ thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm, giảm năng lượng khi cần thiết.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 5.

Ăn trái cây trước khi đi ngủ là thời điểm tồi tệ nhất vì làm tăng lượng đường trong máu và insulin trong cơ thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm.

Ăn trái cây trong bữa ăn

Không nên ăn trái cây với bữa ăn vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu bạn ăn trái cây với các loại thực phẩm khác, trái cây sẽ ở lại lâu hơn bình thường và bắt đầu lên men trong cơ thể. Điều này có thể gây khó tiêu cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.

Ăn trái cây sai cách cẩn thận tắc ruột, thối ruột…

ThS. BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết, ăn trái cây sai cách là một trong số những nguyên nhân gây tắc ruột. Chẳng hạn, hồng giòn là loại quả nhiều chất xơ, vitamin, cung cấp năng lượng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn trái hồng giòn không đúng cách dễ gây tắc ruột.

Nguyên nhân là trong quả hồng chứa chất tannin nên khi ăn quả xanh hoặc độ chín chưa tới thường có vị chát. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói, các chất tannin - pectin cộng với hàm lượng chất xơ cao trong hồng (100 g hồng có 2,5 g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

Ăn trái cây lúc nào được coi là tốt nhất và tệ nhất? - Ảnh 6.

Ăn trái cây sai cách là một nguyên nhân gây tắc ruột.

"Tất nhiên không phải việc này xảy ra ngay sau khi ăn mà đòi hỏi ăn liên tục nhiều ngày, ăn khi bụng đói, ăn kèm với thức ăn có nhiều đạm sẽ làm đông vón chất đạm lại gây khó tiêu hóa, tắc ruột", chuyên gia khẳng định.

Chuyên gia khuyên, muốn nhận được lợi ích tối đa từ trái cây nên ăn những loại trái cây tươi, giàu chất xơ với hình dạng quả tươi còn nguyên vẹn. Nên ăn trái cây theo mùa và thưởng thức nhiều loại khác nhau để thay đổi. Nếu bạn mắc bệnh thận hãy chọn những loại trái cây ít kali như đu đủ, táo, lê, ổi… Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh các loại trái cây có nhiều chất xơ như táo, cam và chuối… Và cuối cùng hãy ăn trái cây đúng thời điểm để tránh nguy cơ mắc các bệnh đường ruột không mong muốn đã nêu trên.

Nữ sinh bị khối u "ăn xương hàm": Chuyên gia cảnh báo dạng u này xuất hiện nhiều ở VN

"Mất mặt" vì u

Trường hợp bệnh nhân N.G.L 16 tuổi, Thái Nguyên bị sưng hàm mặt. Ban đầu bố mẹ của L nghĩ con chỉ bị mọc răng… nhưng đến khi hàm cứ sưng phồng lên gấp đôi người bình thường nên đưa đi bệnh viện khám.

Kết quả, bác sĩ chẩn đoán u men xương hàm dưới và khi bị bệnh L mới chỉ 8 tuổi. Vì đang trong giai đoạn phát triển nên chưa thể phẫu thuật được đến năm nay khi L. bị đau nhiều có dấu hiệu bội nhiễm các bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt đã quyết định phẫu thuật cho L cắt bỏ xương hàm đồng thời tạo hình xương hàm mới từ xương mác cẳng chân.

Nữ sinh bị khối u ăn xương hàm: Chuyên gia cảnh báo dạng u này xuất hiện nhiều ở VN - Ảnh 1.

Hình ảnh Xquang xương hàm

Trường hợp của L. may mắn là phát hiện được bệnh và được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình xương hàm luôn. Có những trường hợp không được tạo hình xương hàm do u đã ăn hết xương hàm và việc tạo hình xương hàm ở Việt Nam chưa phát triển ở nhiều năm trước.

Giáo sư Trịnh Đình Hải – Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương chia sẻ từ thời sinh viên ông đã gặp những bệnh nhân bị u men xương hàm phải tháo bỏ xương hàm khi ấy bệnh nhân rất khổ sở vì ăn khó, nói méo mó, nước dịch trong miệng cứ chảy ra ngoài. Bệnh nhân rơi vào tự ti, khó giao tiếp.

Một vị lãnh đạo cao cấp cũng than phiền với Giáo sư Hải về cháu gái của ông ở TP.HCM cũng bị bệnh u men xương hàm phải tháo bỏ xương hàm. Dù là cô gái rất xinh xắn nhưng cũng không thể ra ngoài giao tiếp như bình thường. Bệnh nhân tự ti và chỉ ở trong nhà, không có giao tiếp xã hội.

Bệnh nhân sau đó sang Singapore để thục hiện ghép mảnh kim loại "thay xương hàm", nhờ đó giúp bệnh nhân có thể ra ngoài giao tiếp. Tuy nhiên, việc ghép mảnh xương bằng kim loại có nhiều hạn chế vì mảnh kim loại có thể chọc ra ngoài.

Bệnh âm thầm phát triển

U men xương hàm dù là u lành tính nhưng khi ở giai đoạn tiến triển u men "ăn xương hàm" rất nhanh, bệnh nhân phải tháo xương hàm và để lại bộ mặt dị dạng. Đây là bệnh lý lành tính nhưng lại rất ảnh hưởng tới sức khoẻ và thẩm mỹ.

Bệnh rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng hai răng cửa, lệch mặt, răng lung lay... đi khám thì mới phát hiện được.

Một khi khối u đã thấy rõ thì đã gây biến dạng khuôn mặt thì xương hàm đã bị hủy hoại.

Nữ sinh bị khối u ăn xương hàm: Chuyên gia cảnh báo dạng u này xuất hiện nhiều ở VN - Ảnh 2.

GS Hải chia sẻ về bệnh lý u men xương hàm

GS Hải cho biết diễn biến cả quá trình phát triển của u thường thầm lặng. Không đau tại chỗ, không ảnh hưởng toàn thân, không sốt và ít ảnh hưởng chức năng ăn nhai.

Khi khám có thể thấy thiếu một răng, có răng chết hoặc mọc sai vị trí, kết hợp với XQ khi đó có chẩn đoán khá chính xác.

Khi phát hiện u không thể nạo được vì nạo rồi tế bào biểu mô vẫn còn nó lại tái phát sinh ra u. Vì thế, nếu ở giai đoạn sớm, u mới phát triển ở răng số 1, số 2 các bác sĩ sẽ cắt xương hàm đến răng số 3 luôn.

Người bệnh sau khi cắt đoạn xương hàm loại trừ triệt để các tổn thương để tránh tái phát, sau đó lấy một đoạn xương mác ở cẳng chân, kèm theo mạch máu được tạo hình theo hình dáng của xương hàm đã bị cắt bỏ và thực hiện kỹ thuật vi phẫu ghép mảnh xương mác vào vị trí cắt bỏ khối u dưới kính hiển vi phẫu thuật.

Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm... mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng... cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đề phòng 7 vấn đề phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm

1. Đổ mồ hôi và mùi mồ hôi

Đổ mồ hôi và mùi khó chịu của bàn chân và nách hoàn toàn có thể làm hỏng hình ảnh mùa hè. Một ý tưởng tốt để tránh điều này là đi tất và mặc quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên, như bông hoặc da. Thay quần áo hàng ngày và tắm thường xuyên vào những ngày nóng là việc cần thiết phải làm.

Một mẹo hữu ích khác để hạn chê tình trạng đổ mồ hôi là thay cà phê bằng trà xanh và dành chút thời gian để chọn chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi phù hợp nhất.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

2. Phát ban do dùng dao cạo

Phát ban khi dùng dao cạo có thể hiếm khi xuất hiện trong mùa đông, nhưng nhiều người lại hay gặp trong mùa hè, đặc biệt là ở những vùng nhạy cảm như vùng bikini và nách.

Để giảm đỏ, sưng và ngứa hãy nhỏ một vài giọt dầu oải hương trộn với kem dưỡng da bôi sau cạo râu và trên khu vực bị cạo. Ngoài ra, trộn dâu tây với kem bôi vào khu vực bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn và rửa sạch bằng nước ấm cũng có tác dụng giảm tác hại của phát ban.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

3. Kích ứng da

Diện quần short hoặc váy ngắn đi bộ vào ngày nóng có thể làm da vùng đùi bị kích ứng. Đây là một trong những vấn đề phát sinh trong mùa hè có thể xảy ra ở bất cứ ai. Để loại bỏ nó, hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da. Sử dụng các loại kem có chứa các vitamin C và E tự nhiên, calendula hoặc chiết xuất từ dưa chuột. Tắm vòi sen hàng ngày và cẩn thận rửa sạch xà phòng sau đó.

Tắm với nước ấm cũng có tác dụng giảm kích ứng. Bên cạnh đó, bạn không nên cho đá lạnh vào các khu vực bị kích thích vì nó có thể gây tê cóng.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

4. Dị ứng do bụi

Bụi phát ra từ các cửa sổ mở trong mùa hè có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn. Để giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và cơ thể khỏe mạnh, hãy hút bụi ít nhất một lần một tuần, thay và giặt tất cả các ga trải giường hàng tuần và sử dụng vỏ ga chống bụi cho giường.

Kiểm soát sự lộn xộn trong nhà để giảm bớt các khu vực đồ đạc tích lũy bẩn bụi. Tắm rửa vật nuôi và lau sàn nhà thường xuyên. Nếu có một đứa trẻ bị dị ứng, hãy để đồ chơi trong tủ lạnh trong 48 giờ trước khi cho trẻ chơi với chúng. Điều này sẽ giết chết những con ve bụi bám lại trên đồ chơi rất hiệu quả.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.

5. Ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy, buồn nôn là triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Ăn sai cách trong mùa hè là cách dễ bị ngộ độc hơn. Mọi người gặp nhau ăn nhậu đồ nướng và thường bị đi ngoài rất nhiều, vì các loại thực phẩm ăn có thể dễ dàng bị hỏng bởi sức nóng.

Nếu ngộ độc thực phẩm nhẹ, sẽ chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Nếu tình trạng diễn ra hơn một vài ngày hoặc thấy máu trong phân, hãy đi khám bác sĩ. Nếu ngộ độc nhẹ, các sản phẩm như nước ép cà chua, dưa hấu và ô liu có thể giúp giảm bớt. Những sản phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể.

Để ngăn ngừa ngộ độc, làm sạch trái cây và rau quả đúng cách, ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ làm sẵn và cần nấu chín trước, kiểm tra mùi vị của tất cả mọi thứ trước khi ăn.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 5.

6. Khô da

Da khô, bị kích thích bởi không khí khô nóng, có thể gây ngứa, nứt, nhăn sớm và thay đổi màu sắc. Làm việc với hóa chất hoặc nhiệt độ cao có thể làm trầm trọng thêm khả năng da bị khô. Để ngăn chặn điều này, hãy tắm vòi sen cùng sữa tắm dưỡng ẩm thay vì xà phòng thông thường.

Bôi kem dưỡng ẩm và chọn chúng theo độ tuổi. Làm sạch da thường xuyên và sử dụng kem dưỡng da có axit salicylic. Đừng quên thoa kem chống nắng, đeo kính râm và bỏ thuốc lá, để ngăn chặn sự lưu thông máu đến da.

Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm - Ảnh 6.

7. Cháy nắng

Cháy nắng thường xuất hiện trên da không được bảo vệ sau một ngày nắng đẹp. Để tránh chúng, hãy che cơ thể bằng quần áo và đầu đội mũ. Sử dụng kem chống nắng mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đi bơi và uống đủ nước.

Nếu bị cháy nắng, hãy bôi kem long não, lô hội hoặc tinh dầu bạc hà và sử dụng một miếng gạc lạnh. Nếu khu vực bị cháy nắng quá lớn hoặc gây cảm giác đau, hãy đi khám bác sỹ.

(Nguồn: Brightside)